Các nhà lãnh đạo Ả Rập ngày 21.10 đã tham dự "Hội nghị Hòa bình Cairo" tại Ai Cập,ácnướcẢRậplênánIsraelbắnpháGazakêugọithúcđẩyhòabìđá gà trực tiếp sự kiện cũng quy tụ các lãnh đạo và ngoại trưởng từ châu Âu, châu Phi và một số quốc gia, nhằm tìm kiếm giải pháp khẩn cấp cho xung đột đang diễn ra giữa lực lượng Hamas và Israel.
Theo Reuters, Vua Abdullah của Jordan đã lên án tình trạng mà ông gọi là "sự im lặng toàn cầu" trước các cuộc tấn công của Israel, vốn đã giết chết hàng nghìn dân thường Palestine ở Dải Gaza và khiến hơn một triệu người khác rơi vào cảnh vô gia cư. Ông đồng thời kêu gọi cách tiếp cận công bằng đối với xung đột giữa người Israel và người Palestine.
Điểm xung đột 21.10: Mỹ định hình chiến dịch báo thù của Israel; sức mạnh tên lửa Hamas có gì?
"Thông điệp mà thế giới Ả Rập đang nghe thấy là mạng sống của người Palestine ít quan trọng hơn mạng sống của người Israel", ông nói và cho biết ông rất phẫn nộ và đau buồn trước những hành động bạo lực gây thương vong cho thường dân vô tội ở Gaza và Bờ Tây -hai khu vực mà người Palestine cư trú và coi là lãnh thổ "nhà nước tương lai" - cũng như cho dân thường tại Israel.
Hội nghị ở Cairo được xem là cơ hội để ngăn chặn chiến sự lan rộng ở khu vực. Song, ba nhà ngoại giao cho biết khó có khả năng các bên tham gia sẽ thông qua được một tuyên bố chung vì tính nhạy cảm xung quanh bất kỳ lời kêu gọi ngừng bắn nào, cũng như việc có đề cập cuộc tấn công của Hamas và quyền tự vệ của Israel trong tuyên bố hay không.
Sự vắng mặt của một số nhà lãnh đạo phương Tây cũng đã làm giảm đi kỳ vọng về những gì sự kiện này có thể đạt được. Thủ tướng Đức Olaf Scholz, Thủ tướng Anh Rishi Sunak và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đều không tham dự. Mỹ, đồng minh thân cận nhất của Israel và là nước đóng vai trò quan trọng trong tất cả các nỗ lực hướng tới hòa bình tại khu vực trước đây, chỉ cử đại biện của đại sứ quán nước này ở Cairo tới dự.
Tham dự hội nghị, Ngoại trưởng Pháp Catherine Colonna nhấn mạnh sự cần thiết của việc thiết lập một hành lang nhân đạo để cung cấp viện trợ cho dân thường ở Gaza, điều mà bà cho rằng có thể giúp dẫn đến lệnh ngừng bắn.
Hamas thả hai con tin người Mỹ bị bắt ở Gaza
Trong khi đó, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock cho biết cuộc chiến của Israel chống lại Hamas phải đi kèm với sự quan tâm thích đáng đến tình hình nhân đạo ở Gaza, và Ngoại trưởng Anh James Cleverly kêu gọi quân đội Israel tôn trọng luật pháp quốc tế và thể hiện sự kiềm chế.
Tội ác chiến tranh?
Các nước Ả Rập đã bày tỏ sự phẫn nộ trước chiến dịch bắn phá và bao vây chưa từng có của Israel nhằm vào Dải Gaza, nơi sinh sống của 2,3 triệu người và là một trong những nơi có mật độ dân cư cao nhất hành tinh. Hơn 4.300 người Palestine đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công trả đũa của Israel, giữa lúc khủng hoảng nhân đạo ở Gaza ngày càng nghiêm trọng.
Israel đã yêu cầu người Palestine ở phía bắc Gaza sơ tán về phía nam, trong bối cảnh nước này có thể sắp tiến hành một cuộc tấn công trên bộ tại vùng đất này. Chiến dịch trả đũa diễn ra sau khi Hamas bất ngờ tấn công Israel hôm 7.10, giết chết khoảng 1.400 người và bắt cóc hơn 200 người.
Phát biểu tại hội nghị ở Ai Cập, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas cho biết người Palestine sẽ không rời bỏ nhà cửa hay đi khỏi vùng đất của họ vì bị ép buộc.
Trong bài phát biểu của mình tại sự kiện, Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi cho biết đất nước của ông phản đối việc mà ông gọi là đưa người Palestine ở Gaza đến cư trú tại bán đảo Sinai của Ai Cập.
"Ai Cập nói rằng giải pháp cho vấn đề Palestine không phải là di dời người dân. Giải pháp duy nhất cho vấn đề đó là công lý và việc người Palestine được tiếp cận các quyền hợp pháp cũng như được sống trong một nhà nước độc lập", ông Sisi nói.
Người Hồi giáo xuống đường biểu tình yêu cầu Israel ngừng tấn công Gaza
Lập trường của Ai Cập phản ánh lo ngại của thế giới Ả Rập rằng người Palestine có thể lại phải chạy trốn hoặc bị buộc rời bỏ nhà cửa một lần nữa, giống như họ đã từng trải qua trong cuộc chiến xung quanh việc thành lập nhà nước Israel năm 1948.
Vua Abdullah cho rằng việc cưỡng bức di dời "là tội ác chiến tranh theo luật pháp quốc tế và là lằn ranh đỏ cho tất cả chúng ta".
Jordan, nơi sinh sống của một lượng lớn người tị nạn Palestine và con cháu của họ, lo ngại rằng một cuộc xung đột rộng hơn sẽ tạo cơ hội cho Israel trục xuất hàng loạt người Palestine khỏi Bờ Tây.